Theo như tìm hiểu mình có góp ý với bạn như sau Với động cơ 2 kì (thì) Kì 1: Tạo công và nén trước
Pít tông bắt đầu sắp vượt qua điểm chết trên. Nhiên liệu đủ áp suất và nhiệt độ sẽ tự bốc cháy phía trên pít tông, nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất trong buồng đốt tăng. Pít tông đi xuống và qua đó tạo ra công cơ học.
Trong phần không gian ở phía dưới pít tông, khí mới vừa được hút vào sẽ bị nén lại bởi chuyển động đi xuống của pít tông
Trong giai đoạn cuối khi pít tông đi xuống, lỗ thải khí và ống dẫn khí được mở ra. Hỗn hợp khí mới đang bị nén dưới áp suất chuyển động từ buồng nén dưới pít tông qua ống dẫn khí đi vào xy lanh đẩy khí thải qua lỗ thải khí ra ngoài. Kì 2: Nén và hút
Trong khi pít tông đi lên, lỗ thải khí và ngay sau đó là ống dẫn khí được đóng lại.
Trong lúc pít tông tiếp tục chuyển động đi lên, hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong xy lanh tiếp tục bị nén lại và ngay trước khi pít tông đạt đến điểm chết trên thì được đốt cháy.
Trong buồng nén khí trước ở phía dưới pít tông khí mới được hút vào qua ống dẫn. Với động cơ 4 kì (thì) Kì nạp: Van nạp được mở và van xả đóng lại, Piston chuyển động xuống dưới cylinder (xi-lanh) tạo ra một khoảng không trong cylinder để chứa nhiên liệu phun sương từ bộ chế hoà khí. Kì nén: Van nạp và van xả lúc này đều được đóng lại, piston chuyển động lên trên cylinder, nén hỗn hợp khí và xăng. Ngay trước khi piston chạm vào điểm chết trên (ĐCT) của cylinder, bộ phận đánh lửa (bougie) sẽ đốt cháy hoà khí (hỗn hợp xăng ở dạng hơi và không khí). Kì nổ: Cả hai van vẫn tiếp tục đóng. Lúc này, piston chuyển động đến ĐCT của cylinder. Khí được tạo ra từ việc đốt cháy hoà khí bây giờ nổ một cách nhanh chóng và piston lại chuyển động xuống dưới xi lanh (xuống điểm chết dưới (ĐCD)). Sự chuyển động này được thực hiện nhờ vào chuyển động quay của trục khuỷu và thanh truyền được nối với nhau. Áo nước bọc bên ngoài thân cylinder giúp giảm nhiệt độ do lượng nhiệt phát ra trong quá trình đốt cháy, nhờ đó động cơ được làm mát. Kì xả: Van xả được mở nhưng van nạp vẫn đóng. Piston chuyển động lên trên cylinder, đẩy khí xả ra ngoài thông qua van xả.Van xả đóng muộn sau ĐCT 10-30 độ góc quay trục khuỷu để lợi dụng quán tính dòng khí thải, tăng khả năng thải sạch. Cũng như vậy, van nạp được mở sớm hơn. Do đó, cuối kỳ xả, trong một khoảng thời gian nào đó, cả van xả và van nạp cùng mở.
Bốn kì được hoàn tất thì động cơ lại tiếp tục 1 chu kỳ mới
Ưu điểm Động cơ 2 kỳ
Cơ cấu đơn giản nên việc sửa chữa sẽ đơn giản hơn.
Có hành trình máy ngắn hơn nên xe bốc hơn
Công suất cao hơn động cơ 4 kì khoảng 1,4 đến 1,5 lần do mỗi vòng quay của trục khuỷu động cơ sinh công 1 lần, còn với động cơ 4 kì cần 2 vòng quay của trục khuỷu động cơ sinh công 1 lần
Với những chiếc xe sử dụng động cơ 2 kì thì sẽ tăng tốc nhanh hơn động cơ 4 kì Động cơ 4 kì
Động cơ hoạt động chính xác
Tuổi thọ cao hơn động cơ 2 kì
Tốn kém ít nhiên liệu hơn so với động cơ 2 kì
Khi vận hành ở tốc độ cao thì động cơ 4 kì được đánh giá cao hơn động cơ 2 kì
Xét về độ hiệu quả về kinh tế thì động cơ 4 kì tốt hơn so với động cơ 2 kì
Nhược điểm Động cơ 2 kì
Tuổi thọ kém hơn động cơ 4 kì. Sau quá trình sử dụng dài thì các bộ phận trong động cơ 2 kì cần được thay thế và sửa chữa
Tiêu hao nhiều nhiên liệu
Người dùng phải biết cách pha độ xăng và dầu nhớt phù hợp
Lực hút nhiên liệu ở động cơ 2 kỳ phụ thuộc trực tiếp vào lực nén của pít-tông, nên với những xe đã bị dão thường là rất khó nổ, nhất là vào buổi sáng. Động cơ 4 kì
Cấu tạo của động cơ 4 kì khá phức tạp nên việc bảo dưỡng sẽ khó khăn hơn
Công suất kém hơn so với động cơ 2 kì
Tiếng ồn các cơ cấu trong động cơ lớn